Biểu
tượng trong wheel of fortune trong rider waite tarot
Đây là một trong những lá bài mà mình
thấy giàu tính biểu tượng trong tarot. Do hôm trước có đọc được một
bài về lá này nhưng chưa đề cập tới tính biểu tượng nên nay mình
mạn phép viết một bài tổng hợp về nó ạ.
Đi từ ngoài vào trong ta thấy bốn biểu
tượng có cánh đại diện cho bốn cung hoàng đạo.
·
Nhân vật con người có cánh đại diện cho cung bảo
bình tương ứng với nguyên tố khí.
·
Đại bàng đại diện cho cung bọ cạp ứng với nguyên
tố nước.
·
Sư tử đại diện cho cung sư tử ứng với nguyên tố
lửa.
·
Và cuối cùng là biểu tượng con bò đại diện cho
cung kim ngưu ứng với nguyên tố đất.
Ngoài ra bốn biểu tượng này còn đại diện cho bốn
vị thánh trong cơ đốc giáo Matthew ( Mátthêu), Mark (Máccô) , Luke ( Luca) và John (Gioan) đồng thời
được cho là tác giả của bốn cuốn sách đầu tiên trong Tân Ước. Phúc âm Matthew,
tin mừng Mark, phúc âm Luke và phúc âm John. Hình tượng bốn vị thánh cũng tượng
trưng cho bốn nguyên tố và liên kết với bốn bộ ẩn phụ.
Trích đoạn về bốn vị thánh:
·
Thánh
Mátthêu được gắn liền với một người có cánh – đôi khi là một
thiên thần – vì Tin Mừng của ngài tập trung vào nhân tính của Chúa Giêsu Kitô.
Thực tế là Thánh Mátthêu đã bắt đầu Tin Mừng của mình bằng gia phả của Chúa
Giêsu để nói về bản tính nhân loại của Người.
·
Thánh
Máccô thì được liên kết với một con sư tử, bởi lẽ Tin Mừng
của ngài nhấn mạnh vẻ oai nghi của Chúa Giêsu và phẩm chất đế vương của Người,
giống như sư tử được coi là vua của muôn thú. Tin Mừng của ngài bắt đầu với lời
rao giảng của Thánh Gioan Tẩy Giả, kêu lên trong hoang địa như tiếng sư tử gầm.
·
Thánh
Luca thì đi liền với con bò, do Phúc Âm của ngài nói sâu
về tính hy sinh trong cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, cũng như con bò là lễ vật hy
tế thượng phẩm theo luật Môsê. Trong tác phẩm của ngài, Luca phát hoạ cảnh
Giáng Sinh với các con vật, trong đó có con bò, làm chứng nhân cuộc giáng thế của
Đấng Cứu Tinh.
·
Cuối cùng, Thánh Gioan thì tương
quan với con đại bàng, vì hai lý do: đầu tiên, Phúc Âm của ngài mô tả sự nhập
thể của Ngôi Lời, tức sự giáng thế của Chúa Kitô, và đại bàng là biểu tượng của
một thứ gì đó đến từ phía trên; thứ hai, cũng giống như đại bàng, Thánh Gioan
là người có thể nhìn thấy những gì mà người khác không thấy được, chẳng hạn như
các mặc khải trong sách Khải Huyền của ngài. Vì những sự cao siêu trong trước
tác của ngài mà người ta gọi ngài là Thánh Gioan Tác Giả Tin Mừng, Đại Bàng đảo
Pátmô.
· Thiên thần tượng trưng cho những lời chỉ dẫn, lời
khuyên và sự giúp đỡ, đồng thời gợi ý rằng có những sức mạnh trên cao hiển hiện
sẽ sẵn sàng giúp đỡ ta khi cần thiết. Thiên thần cũng tượng trưng cho khát khao
kết nối với khía cạnh tâm linh của bản chất mỗi người. Những thiên thần thường
mang đến sự hướng dẫn tận tình, sự bảo vệ và những thông điệp từ trời cao.
·
Con sư tử
tượng trưng cho phẩm giá, sức mạnh và lòng can đảm, đồng thời cũng đại diện cho
bản ngã cá nhân và những gì liên quan đến nó. Con sư tử là biểu tượng của sự
thành công, chiến thắng và lãnh đạo, nó cũng nói rằng sức mạnh và quyền lực ẩn
sâu trong ta đang trên đà hòa trộn, và nếu trao nhận chúng thành công, ta
sẽ đạt được một sức mạnh lớn lao không tưởng.
·
Con bò mộng
tượng trưng cho khao khát tình dục, năng lượng sáng tạo, sức mạnh cơ bắp, sự
quyết đoán, nhưng nó cũng có những mặt hạn chế như sự hủy diệt, nỗi sợ hãi và
sự giận dữ. Con bò mộng là điềm báo rằng ta hãy thôi mộng tưởng mà hãy nhìn
thẳng thắn vào thực thế, xây dựng một cuộc sống bằng chính những phẩm chất mạnh
mẽ của bản thân.
·
Con đại bàng
là biểu tượng rõ ràng và mang tính toàn cầu của sức mạnh, tốc độ và sự tri
nhận. Với những người theo Ki tô giáo nó là biểu tượng của cho quyền năng toàn
tri toàn diện của Chúa. Cùng với sức mạnh và tầm nhìn xa trông rộng, đại bàng
còn là biểu tượng của tự do, khả năng lãnh đạo và quyền điều khiển. Nó gợi ra
rằng chúng ta đã có thể nhìn thấu con đường cho riêng mình, không để bản thân
bị ảnh hưởng bởi những yếu tố không quan trọng, thu nhận được nhiều điều với sự
tự tin, khả năng tri giác mạnh mẽ và sức mạnh ý chí quật cường. Đại bàng còn là
biểu tượng cho sự kết nối giữa chính ta và mặt tâm linh của bản thân, cũng như
là lời nhắc hãy luôn mở rộng tầm nhìn của mình.
Hình tượng nhân sư với ý nghĩa là
thống nhất trong sự đa dạng bao gồm khuôn mặt
người (thiên thần), cơ thể của sư tử, đuôi của một con bò đực và đôi cánh của đại
bàng (đại bàng được thể hiện trên tượng nhân sư với một thanh kiếm hơn là cánh).
Con nhân sư canh giữ bánh xe hiểu hết những bí mật của thời gian, và tượng
trưng cho sự cần thiết phải có sự cân bằng trong từng hành động. Nhân sư là biểu
tượng cho sự cảnh giác, sức mạnh, sự khôn ngoan, phẩm cách và sự bảo vệ. Được biết rằng hình tượng này waite đã mượn ý tưởng của levi.
Hình tượng con rắn Theo A. E.
Waite, con rắn là quái vật rắn Typhon huyền thoại. Trong thời kỳ cuối ở Ai Cập
cổ đại, thần Seth được coi là hiện thân của cái ác và sự hủy diệt. Tên tiếng Hy
Lạp của anh ấy là Typhon. Ở đây, anh ta là biểu hiện của nguyên tắc tiêu cực hoặc
đi xuống. Chính là người giết
Osiris – vị thần của sự sống. Rất có thể thần thoại này, cũng như bản thân Bánh
Xe, được đẻ ra từ tập tục cúng tế thần-vua thời tiền sử, đặc biệt là khi thấy Seth từng là một vị thần anh hùng, và rằng con rắn từng rất linh thiêng với vị
Nữ Thần nhận đồ “cúng biếu”. Con rắn quấn trên Bánh Xe theo hướng ngược
xuống
Hình tượng Anubis là vị thần Ai Cập với đầu của một con
chó hoặc chó rừng, người đồng hành với các linh hồn trên đường đầu thai của họ.
Anh ấy đại diện cho nguyên tắc tích cực, mang tính xây dựng. Seth và Anubis đại
diện cho sự thăng trầm của số phận. Theo như dăm truyền
thuyết về Anubis nói rằng ngài là con của Set, chúng ta thấy được chỉ cái chết
mới đem lại sự sống mới, và khi sợ hãi cái chết thì có nghĩa chúng ta chỉ thấy
một phần của chân lý. Về tâm lý mà nói, chỉ cái chết ngoại tại mới giải phóng
năng lượng sự sống nội tại.
Những chữ
cái La Mã đặt lắt nhắt giữa những kí tự Hebrew là phép đảo chữ. Đọc theo chiều
kim đồng hồ từ bên trên là chữ “TARO”; đọc ngược kim đồng hồ thành “TORA” (cũng
là tên cuộn giấy của Nữ Tư Tế). Ngoài ra chúng ta còn ghép được cả chữ “ROTA” –
chữ Latin có nghĩa “Bánh Xe”; “ORAT” – chữ Latin có nghĩa “nói”; và “ATOR” –
một nữ thần Ai Cập (còn đọc là Hathor). Paul Foster Case học theo MacGregor
Mathers – người sáng lập hội kín Bình Minh Vàng, đã lập nên câu “ ROTA TARO
ORAT TORA ATOR”. Dịch ra thì câu này có nghĩa là “Bánh Xe Taro nói lên luật của
Hathor”. Case gọi đây là “luật kí tự”; Ator được thờ cúng dưới vai trò nữ thần
chết chóc trong tôn giáo Ai Cập – mà ta có thể hiểu rằng “cái chết” chính là
luật của cuộc sống bất diệt được che giấu trong thế giới tự nhiên. Thân thể
chết nhưng linh hồn vẫn sống. Case chỉ ra rằng giá trị số những kí tự của
“TARO” cộng lại là 691, và tổng này cộng thêm 26 (giá trị số của bốn kí tự
trong tên của Chúa – hay còn gọi là Thánh Danh Tetragrammaton) thì thành 697.
Những số này có tổng 22 – 22 chữ cái trong bảng chữ cái Hebrew, 22 lá bài bộ
Thiên Định. Và 22 lại đưa
chúng ta trở về 4.
Bốn biểu tượng trên nan hoa là biểu
tượng giả kim thuật. Đọc từ trên theo chiều kim đồng hồ, chúng là Mercury (Thuỷ
ngân), lưu huỳnh, nước, và muối – đề cập đến mục đích giả kim thuật của dòng 2:
sự biến đổi. Nước là biểu tượng của sự hoà tan: làm tan rã cái tôi để giải phóng
bản ngã bị “vùi hoa dập liễu” trong những thói quen, nỗi sợ, và tự vệ. Chúng ta
sẽ xem xét ý nghĩa của chúng trong lá Tử (Death) và lá Tiết Chế (Temperance).
Tiếp đến là bốn kí tự Hebrew ה ,ד ,ה ,י , được biết như là
“tetragrammation” (danh của Thiên Chúa – tiếng Hy Lạp) bao gồm bốn kí tự Y, H,
W, H (dịch âm là Gia-vê). Khi những nguyên âm được thêm vào, những chữ cái đó
được đọc là Yahweh, hay người Công Giáo dịch nó là Jehovah (một tên khác của
Thiên Chúa). Theo kinh Cựu Ước, tên của Chúa đã được trao gửi cho Moses, nhưng
nó quá thiêng liêng tới mức không ai được phép phát âm to tiếng cái tên ấy.
Tổng quan lại, the Wheel of Fortune tượng trưng cho sự hoàn
hiện của một vòng luân hồi sinh tử. Đó là sự chuyển động vĩnh hằng của vũ trụ,
sự đổi thay vĩ cửu mang tính chu kì của đời sống con người. Sự chuyển dịch vĩnh
cửu này nhắc nhở ta rằng không có gì là tồn tại mãi mãi, và không có cách nào
điều khiển được mọi sự xung quanh ta. Nó biểu tượng cho việc chúng ta chỉ là phản
chiếu của những quy luật tự nhiên khi ta đang sống, và chúng ta không thể biết
được rằng những đổi thay trong cuộc đời là tích cực hay tiêu cực. Nó gợi ra rằng
những vận hội mới là nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Chúng ta không để đổi
chiều bánh xe quay, nhưng ta có thể điều chỉnh phản ứng của bản thân với sự kiện
đó. Dò sao thì, con người thường hay đổ tại số phận hơn là chịu trách nhiệm cho
cuộc sống của mình. Nếu ta học được cách làm sao để điều chỉnh bản thân trước
những tình huống hay cơ hội khác nhau, ta sẽ ít cảm thấy mình là nạn nhân của số
mệnh hơn và ta sẽ tìm được con đường đi cho chính mình. Dù cuộc sống mang lại
cho ta điều gì, mỗi chúng ta đều có những quyền lựa chọn.
Tổng hợp từ:
Kinh thánh
78 độ minh triết by rachael pollack
Ultimately
Tarot by John Field
The Ultimate Guide to Tarot by liz dean
The Ultimate
Guide to the Rider Waite Tarot johannes fiebig
Nhận xét
Đăng nhận xét